Ngày 16/01/2014, Sở Giao thông Vận tải ban hành văn bản số 133/GTVT-KCHTGT về việc công bố "Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030" (Quy hoạch) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ký Quyết định số 3247/QĐ-UBND phê duyệt vào ngày 16/12/2013.
Mục tiêu Quy hoạch nhằm từng bước tạo ra hệ thống giao thông vận tải (GTVT) đô thị hiện đại, đồng bộ và liên hoàn, có khả năng phát triển bền vững. Đảm bảo lưu thông nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng gia tăng và đa dạng hóa phục vụ chiến lược phát triển về kinh tế-xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh và quốc phòng.
Phát triển GTVT phải phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đô thị của tỉnh, do đó, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTVT chủ yếu là đầu tư mới gắn với cải tạo theo hướng đồng bộ, cân đối, hiện đại và an toàn. Gắn kết mạng lưới giao thông của tỉnh với mạng lưới giao thông quốc gia, đảm bảo tính liên thông và chuyển tiếp liên tục giữa hệ thống giao thông đối nội (trong tỉnh) với hệ thống giao thông đối ngoại, tạo điều kiện để tỉnh Bình Dương tiếp cận nhanh và trực tiếp với thị trường trong Vùng và quốc tế. Xây dựng hoàn chỉnh các trục giao thông đối ngoại của tỉnh, hệ thống giao thông đô thị văn minh, hiện đại, phấn đấu dành quỹ đất giao thông nội thị đến năm 2015 đạt 22%, năm 2020 đạt 24%. Đầu tư các tuyến đường chính đô thị kết nối giữa các tuyến đối ngoại với trung tâm đô thị, các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh. Phát triển các trục giao thông đường tỉnh theo các hướng Bắc Nam, Đông Tây, tăng cường sự liên kết giữa các khu vực trong tỉnh, các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm với trung tâm thành phố mới Bình Dương. Cải tạo, nâng cấp các đầu mối giao thông đảm bảo nhu cầu giao lưu thông suốt. Xem xét hoạch định dự trữ quỹ đất để cải tạo các đầu mối trong tương lai. Phát triển hệ thống giao thông nông thôn, đến năm 2020, tỷ lệ nhựa-cứng hóa đạt 100%.
Việc phát triển các tuyến vận tải hành khách phải đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, tăng khả năng kết nối trực tiếp từ tỉnh đến các tỉnh khác có nhu cầu. Trong đó, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) sẽ xây dựng hệ thống các phương thức VTHKCC phù hợp, hiệu quả, làm nền tảng cho sự phát triển hệ thống giao thông đô thị bền vững. Đồng thời, kết nối với hệ thống GTVT công cộng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam-nhất là Tp.Hồ Chí Minh và các đô thị trong vùng. Cụ thể, đảm bảo năng lực của các phương thức VTHKCC đáp ứng trên 35% nhu cầu đi lại vào năm 2020 và trên 40% vào năm 2030; kiềm chế tai nạn và cải thiện an toàn giao thông đô thị và vùng phụ cận; giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và lượng chất thải từ hệ thống giao thông nói chung và các phương thức VTHKCC nói riêng nhằm bảo vệ môi trường đô thị; thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (xem chi tiết Báo cáo Quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt).
Nội dung Quy hoạch đến năm 2020 bao gồm: hệ thống giao thông đường bộ, trong đó, có hệ thống giao thông quốc gia trên địa bàn tỉnh (quốc lộ 1A, quốc lộ 1K, quốc lộ 13, đường Hồ Chí Minh, đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh); hệ thống đường bộ do tỉnh quản lý, gồm các trục Bắc - Nam dự kiến nâng cấp (đường ĐT.741, đường ĐT.742, đường ĐT.743B, đường ĐT.744, đường ĐT.746, đường ĐT.747A, đường ĐT747B, đường ĐT.748, đường ĐT.749A), các trục Bắc - Nam dự kiến xây mới (quốc lộ 13 trên cao, đường ĐT.746B, đường ĐT.749C, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường Đồng Phú - Bình Dương), các trục Đông - Tây dự kiến nâng cấp (đường ĐT.743A, đường ĐT.749B, đường ĐT.750, đường Bố Lá - Bến Súc), các trục Đông - Tây dự kiến xây dựng mới (đường ĐT.745 (A,B,C), đường ĐT.750B); hệ thống đường đô thị, đường huyện, hệ thống cầu, nút giao thông, công trình vận tải đường bộ (bến xe, cảng cạn (ICD), trạm dừng nghỉ, bãi đỗ xe công cộng, công nghiệp phục vụ giao thông vận tải (cơ khí, kiểm định xe cơ giới)
Hệ thống giao thông thủy nội địa (mạng lưới đường thủy trên các sông Sài Gòn, Đồng Nai và Thị Tính; cảng, bến thủy nội địa, bến khách).
Quy hoạch phát triển vận tải gồm hệ thống xe buýt, các loại vận tải hành khách công cộng khác, duy trì vận tải hành khách liên tỉnh, vận tải hàng hóa thông qua 03 hành lang kinh tế chiến lược (luồng hàng từ Campuchia, Tây Ninh, Bình Phước qua Bình Dương đi về khu vực Cảng nước sâu Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh; luồng hàng từ khu vực Tây Nguyên qua Bình Dương đi về các tỉnh Tây Nam Bộ)
Nội dung Quy hoạch đến năm 2030 gồm: hệ thống đường bộ (hệ thống giao thông quốc gia, hệ thống đường tỉnh, hệ thống đường huyện, hệ thống đường sắt đô thị, vận tải hành khách công cộng.
ban dat binh duong
Đăng nhận xét