Hiện nhiều nhà tái định cư mà TP.HCM xây dựng để đưa các hộ dân bị giải tỏa về ở vẫn bỏ hoang vì người dân “chê” không về, đang xuống cấp, cỏ mọc um tùm.
Chung cư tái định cư Vĩnh Lộc B vắng bóng người dân sinh sống. Ảnh: Gia Huy
Hàng loạt nhà tái định cư vắng bóng người
Trong những năm qua, TP.HCM dành quỹ đất lớn cho việc xây dựng nhà tái định cư. Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, từ nay tới năm 2020 sẽ xây dựng các dự án tái định cư mới cho hơn 20.000 hộ dân trong diện giải tỏa.
Tuy nhiên, một nghịch lý đang xuất hiện là người dân “chê” chung cư tái định cư, dù họ đang không có chỗ ở, phải đi thuê.
Có thể kể đến hàng loạt dự án tái định cư bị chê như Dự án chung cư Vĩnh Lộc B (Bình Chánh). Với số vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, với gần 2.000 căn hộ và hơn 500 nền đất, dành tái định cư cho những hộ dân bị di dời khi Thành phố cải tạo kênh Lò Gốm. Mặc dù dự án đã được hoàn thành từ năm 2010, nhưng đến nay số lượng dân nhận nhà và dọn về ở rất ít.
Được biết, đây là giai đoạn I của dự án, được Sở Xây dựng giao cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh xây dựng và quản lý. Dự án có 22 lô chung cư, với tổng số 940 căn hộ, nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 100 hộ vào ở. Có lô chỉ có độc nhất 1 hộ sinh sống.
Không chỉ chung cư tái định cư Vĩnh Lộc bị dân “chê”, mà tại chung cư tái định cư Tân Hưng, đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7 cũng nằm trong tình cảnh này. Mặc dù chung cư chỉ cách chợ Bến Thành 3 km, có thể nói là vị trí đắc địa nhất hiện nay. Được khánh thành từ năm 2006, nhưng tới nay chỉ vỏn vẹn 23 hộ dân ở, còn 57 căn đang bị bỏ hoang.
Tại chung cư 481 Bến Ba Đình, quận 8, cảnh tượng vắng vẻ bao trùm. Khu chung cư này khá khang trang, gồm 2 khối nhà cao 15 tầng, với tổng số 350 căn hộ, diện tích từ 59 - 97 m2 cũng bị bỏ hoang 5 năm nay.
Nhiều chung cư khác như chung cư Bắc Rạch Chiếc (quận 9), chung cư 234 Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh), cũng trong tình trạng tương tự, khánh thành đã mấy năm nay, nhưng hiện rất ít hộ dân sinh sống. Do không có người ở nên cửa sổ, lan can, nền, tường… nhiều khu tái định cư đã xuống cấp, nứt toác.
Vì sao dân chê?
Câu hỏi này được tân Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đặt ra với Sở Xây dựng và Hiệp hội bất động sản TP.HCM. “Vì sao nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư lại bị dân chê, yêu cầu các cơ quan như Hiệp hội Bất động sản Thành phố và Sở Xây dựng rà soát, cũng như lấy ý kiến người dân để khắc phục tình trạng này, bởi vấn đề này đang làm lãng phí rất lớn đối với ngân sách Thành phố”, Bí thư Đinh La Thăng nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, lý do dân chê nhà tái định cư là vì chính quyền thành phố áp đặt cho họ phải ở khu vực đó, chứ không phải xuất phát từ mong muốn của những người dân được di dời về nơi ở đó.
“Những khu tái định cư hiện nay được cho là không tạo điều kiện cho người dân tái định cư có thể sinh sống, thí dụ như người dân quận 1, nhưng lại đưa về tái định cư ở huyện Bình Chánh, do vậy người dân không về ở”, ông Châu cho biết.
Theo ông Châu, cần phải làm ngay một cuộc khảo sát xã hội với những người dân tái định cư, để nghe nguyện vọng của người dân cần gì với khu tái định cư và thỏa mãn nguyện vọng của họ. Đặc biệt, Thành phố cần xây dựng khu tái định cư kết hợp với tạo công ăn việc làm tại chỗ thì người dân mới có thể sinh sống. Một vấn đề nữa, đó là phải có đầy đủ tiện ích và kết nối giao thông công cộng giữa khu tái định cư với quận trung tâm để người dân có thể đi tới nơi làm việc và học tập nhanh chóng.
“Trong một số trường hợp, Thành phố cũng cần bán khu tái định cư cho tư nhân để có quỹ làm những khu tái định cư khác. Đồng thời, Thành phố cũng cần có một quỹ đất tái định cư với nhà trống để phục vụ những dự án trọng điểm cần có nhà tái định cư trước. Những dự án tái định cư này có thể đóng vai trò là khu tạm cư”, ông Châu nêu quan điểm.
Ông Bùi Văn Hiếu, Chánh văn phòng Sở Xây dựng TP.HCM thì cho rằng, lý do người dân chê nhà tái định cư là vì người dân vẫn chưa quen với việc ở chung cư. Người dân lao động buôn bán ở trung tâm thành phố, nên việc chuyển họ về sống tại quận vùng ven không có điểm buôn bán, mỗi tháng lại phải chi trả nhiều khoản như phí bảo trì chung cư, tiền giữ xe, tiền đổ rác… khiến họ không muốn ở chung cư.
>>
Nâng mũi ở đâu đẹp,
giá nâng mũi s line,
nâng mũi bọc sụn,
nâng mũi hàn quốc,
nâng mũi s line,
nâng mũi filler
Đăng nhận xét